Viêm mũi là một căn bệnh thường thấy và phổ biến với nhiều người trên thế giới. Tình trạng nhẹ của nó được gọi là sổ mũi, một bệnh lý hết sức bình thường. Vì thế rất nhiều người chủ quan về căn bệnh này. Tuy nhiên, mũi được xem là một phần của hệ hô hấp. Thế nên nếu lâu ngày không có biện pháp chữa trị đúng cách, rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở trên em, hệ miễn dịch còn chưa phát triển sẽ rất dễ bị viêm mũi. Hôm nay, leviliu sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh cách phòng ngừa căn bệnh này cho trẻ nhỏ.
Mục Lục
Viêm mũi là gì?
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi (Đại Học Y Hà Nội), viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi với các triệu chứng: chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, có thể có dịch mũi chảy xuống họng gây đau rát, ho. Các dạng bệnh phổ biến: viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến bé quấy khóc, biếng ăn, thậm chí nôn trớ và tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Để giảm gánh nặng này, chuyên gia khuyên, phụ huynh nên để ý đến trẻ nhiều hơn. Chú trọng phòng bệnh cho bé bằng các cách đơn giản.
Giữ không gian sống luôn sạch sẽ, gọn gàng
Ô nhiễm không khí, khói bụi dễ gây viêm mũi. Vì vậy, để phòng tránh bệnh cho trẻ, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng tắm, phòng ngủ của trẻ. Phụ huynh nên chú trọng dọn phòng ngủ vì có nhiều thứ bằng vải dễ bám bụi. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc dọn giường, ga, vỏ gối, chăn cần được giặt thường xuyên. Đồng thời, phụ huynh dạy cho trẻ không dùng tay ngoáy mũi, tránh tổn thương niêm mạc.
Giữ nhiệt độ phòng của trẻ ở mức thích hợp
Viêm mũi xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, từ nóng sang lạnh đột ngột. Điều đó khiến cho niêm mạc mũi bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm.Vì vậy các mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng ngày hè. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp so với ngoài trời. Cha mẹ nên vệ sinh phòng sạch sẽ, để nhiệt độ phòng phù hợp. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ.
Không tùy tiện, lạm dụng bừa bãi kháng sinh
Mẹ tránh việc lạm dụng kháng sinh khi chưa rõ bệnh tình của trẻ. Nếu các triệu chứng của mũi bé kéo dài trên 7 ngày. Hoặc xuất hiện biểu hiện nặng hơn như: đau tai, khàn tiếng, khó thở. Lúc đó phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Nếu trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, cha mẹ nên dùng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước lau khắp người để làm mát. Phụ huynh chỉ dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần chủ động theo dõi nhiệt độ cơ thể con thường xuyên và cho bé uống nhiều nước.
Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên
Theo bác sĩ, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý, nước ấm để rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Chúng có tác dụng làm sạch chất nhầy, khô thóang mũi, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang…
Khi trẻ bị bệnh, mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, người lớn cần chủ động dạy bé cách xì mũi bằng cách bịt một bên, xì bên còn lại. Đồng thời, trẻ nên được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.
Qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã bổ sung thêm những kiến thức hữu ích cho mình rồi. Chăm sóc bé quả thật là không hề dễ dàng một chút nào phải không. Nhưng đó sẽ là hạnh phúc khi ta thấy trẻ không lớn và phát triển khỏe mạnh. Hãy quan tâm và đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Dù đó là nhỏ nhất, cũng sẽ khiến bạn phải ân hận đấy.