Những loại lá có thể điều trị căn bệnh thủy đậu mà ít ai biết

0 0
Read Time:5 Minute, 25 Second

Bệnh thủy đậu là căn bệnh mà chúng ta thường thấy và có nguy cơ lây lan thành đại dịch nếu không khắc phục kịp thời. Nó thường xảy ra nhất là ở trẻ nhỏ và tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. Thời gian ủ bệnh của nó dao động khoảng 11 đến 18 ngày với những mụn nước. Và bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu hơn về căn bệnh thủy đậu này và những loại thảo dược có thể điều trị nó một cách hiệu quả mà các bạn nên áp dụng.

Vài nét về bệnh

Bệnh thủy đậu hay trái rạ là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ do siêu vi Herpasvirus (tên khoa học là Varicella-Zoster). Truyền nhiễm bởi các giọt nhỏ trong không khi sau khi ủ bệnh từ 11 – 18 ngày, có sốt nóng nhẹ. Sau đó trong vòng 24 giờ xuất hiện ban ngứa, có mụn màu đỏ sẫm. Các mụn lan rộng từ thân mình tới mặt, da đầu và tứ chi thân thể.

Tùy theo sức đề kháng của mỗi người mà mức độ nhiễm khuẩn nhiều hay ít. Mà các mụn đầu thưa thớt hay dày đặc như gai mít. Tiến triển của bệnh như sóng lượn, cứ 2 – 3 ngày có một đợt mụn mới cương lên. Kèm theo sốt nhẹ và đau mình. Do đó trên mặt da các mụn thủy đậu không đồng đều, có mụn mới nhú, có mụn căng đỏ. Có mụn bóng nước trong, có mụn nước đục. Có mụn lún đầu chuyển màu đen rồi xẹp xuống đóng vảy…

Vài nét về bệnh
Bệnh thủy đậu hay trái rạ là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ

Từ khi xuất hiện mụn đậu đầu tiên đến khi mụn bay hết khoảng 14 – 16 ngày. Thường không để lại sẹo. Thông thường bệnh thủy đậu chỉ gây bệnh cho trẻ em từ 3 – 12 tuổi. Nhưng ngày nay chúng tôi thường gặp bệnh thủy đậu ở học sinh cấp III, người lớn 40 – 50 tuổi. Ở người lớn mụn thủy đậu mọc rất dày, sốt. Và mụn nổi cương từng đợt, đau nhức mệt mỏi vô lực, sạm da…

Nếu chủ quan, không chăm sóc vệ sinh thân thể tốt có thể bị biến chứng nhiễm trùng tại chỗ và nặng hơn là nhiễm trùng huyết. Bệnh còn có thể gây ra biến chứng viêm não, màng não làm sốt cao co giật, đau đầu, cứng cổ gáy, ói, v.v…

Những loại lá trị bệnh thủy đậu

Trong y học cổ truyền coi thủy đậu là một căn bệnh ôn dịch. Bệnh này thường hay phát triển và trở thành dịch vào thời điểm mùa xuân. Nên được gọi là phong ôn hoặc xuân ôn. Nguy cơ lan rộng nhanh nếu không có phương án điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây giới thiệu cho các bạn các loại lá dùng để tắm khi bị bệnh thủy đậu. Nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, không để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu thường gây ra do virus, thời gian ủ bệnh từ 11 đến 18 ngày. Người bệnh có những triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt sỏi, 24 giờ sau thì bắt đầu nổi mụn, ban ngứa có màu đỏ. Những nốt mụn này sẽ lan rộng ra từ thân người tới tứ chi, da đầu và mặt. Còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ nhiễm khuẩn, số lượng mụn mọc lên ít hoặc nhiều.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để chữa bệnh thủy đậu thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian khác nhau. Vậy bệnh thủy đậu tắm lá gì thì sẽ đem tới hiệu quả?

Những loại lá trị bệnh thủy đậu
Trong y học cổ truyền coi thủy đậu là một căn bệnh ôn dịch

Lá kinh giới là thảo dược tự nhiên

Từ lâu kinh giới đã được biết tới là một trong những thảo dược từ tự nhiên. Có tác dụng trong việc kháng viêm, chống khuẩn, làm khô những vết mụn nhanh chóng. Sử dụng khoảng 100g kinh giới đem rửa thật sạch, sau đó đun cùng với ba lít nước trong thời gian 30 phút. Tiếp đến bạn pha thêm với nước sạch để cho nước ấm. Sử dụng khăn mềm lau người hoặc tắm nếu như thủy đậu đã bay hết.

Lá tre giảm ngứa

Đây là loại lá có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh thủy đậu. Bạn có thể lấy một nắm lá tre, nhưng chú ý lựa chọn loại lá sạch, đảm bảo an toàn. Đem rửa lá thật sạch sẽ, sau đó cho vào nồi đun với khoảng ba lít nước cho tới khi sôi. Pha nước này cùng với nước sạch để tắm và lau người. Sẽ giúp cho triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Lá tre giảm ngứa
Lá tre giúp giảm bớt tình trạng ngứa

Lá sầu đâu giúp phục hồi tổn thương

Sử dụng lá sầu đâu khoảng 300g, rửa sạch rồi đun với nước trong vòng 30 phút. Pha nước này với nước lạnh để cho ấm rồi tắm. Đây là loại lá tắm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa. Đồng thời giúp những tổn thương ở da được hồi phục nhanh chóng hơn.

Lưu ý

Bên cạnh việc bệnh thủy đậu tắm lá gì? Bạn cũng cần chú ý một số những điều sau đây:

  • Thủy đậu là bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời
  • Bệnh sẽ lây lan nhanh nếu tiếp xúc với chất nhầy từ người bệnh thông qua quần áo, da hoặc tiếp xúc với nước bọt bằng đường không khí mỗi khi giao tiếp
  • Khi thấy mình có triệu chứng của bệnh thủy đậu cần phải cách ly cho tới khi nào nốt thủy đậu đã đóng vẩy
  • Trong quá trình bị bệnh thủy đậu cần chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể để làm sạch da, dịu nhanh vết ngứa nhằm tránh bội nhiễm
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Cần kiêng gió, kiêng nước và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

30 − = 26

error: Content is protected !!