Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người lớn tuổi

0 0
Read Time:5 Minute, 53 Second

Tuổi tác, tình trạng bất động một tư thế kéo dài và béo phì là những yếu tố chính dẫn đến sự phát triển của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính ở người cao tuổi. Bệnh nhân có các biểu hiện như đau, phù nề, nóng rát, chướng bụng, cảm giác nặng nề, hội chứng chân không yên, chuột rút về đêm, thay đổi sắc độ, thay đổi màu sắc và vết thương hở ở chân. Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của cả huyết khối tĩnh mạch sâu và suy tĩnh mạch mãn tính đều tăng theo tuổi. Kết quả là làm gia tăng các hạn chế về khả năng vận động, nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày và nguy cơ té ngã ở bệnh nhân cao tuổi. Chất lượng cuộc sống suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực ở bệnh nhân

Thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch?

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến. Gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng tăng. Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, màu tím. Hoặc xanh, thường xuất hiện ở chân. Một số trường hợp thấy cả ở âm hộ hay trực tràng (bệnh trĩ). Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu.

phòng bệnh
Bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở lứa tuổi nào?

Đó là những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh hay gặp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng tăng. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ. Với phụ nữ, khi mang thai (do thay đổi hormone, thai đôi hoặc đa thai) cũng dễ bị giãn tĩnh mạch. Một số nghề nghiệp phải đứng nhiều. Ít di chuyển (như giáo viên) có nhiều nguy cơ hơn.

Bệnh giãn tĩnh mạch có các triệu chứng gì?

Giai đoạn đầu, bệnh thường ít có triệu chứng. Đôi khi chỉ là cảm giác hơi khó chịu, tức nặng ở chân. Vùng da nơi giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng hơn. Các triệu chứng nặng dần về cuối ngày. Đặc biệt khi bệnh nhân phải đứng lâu. Trên siêu âm, biểu hiện chính của suy giãn tĩnh mạch là:

  • Siêu âm 2D: đường kính tĩnh mạch tăng lên.
  • Siêu âm Doppler màu: xuất hiện dòng chảy ngược bệnh lý khi làm nghiệm pháp dồn đẩy máu. Gia tăng cả về thời gian hiện diện lẫn lưu lượng.
  • Siêu âm Doppler xung: khi thực hiện nghiệm pháp dồn đẩy máu. Phổ Doppler có sự gia tăng đồng loạt các giá trị vận tốc và thời gian diễn ra dòng chảy ngược.
người lớn tuổi
Triệu chứng bệnh

Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Tuy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hay đau, thậm chí chảy máu (do da vùng này trở nên mỏng và dễ tổn thương). Nhưng đây không phải là bệnh cấp tính. Chưa gây hại ngay lập tức trong thời gian ngắn. Tỷ lệ bệnh nhân giãn tĩnh mạch có xuất hiện cục máu đông gần bề mặt da (huyết khối tĩnh mạch nông) cũng không cao. Khi hình thành huyết khối, khu vực quanh chỗ giãn tĩnh mạch trở nên nóng, đỏ và đau hơn. Huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm. Nhưng khi tổ chức xung quanh huyết khối bị nhiễm trùng.

Bệnh nhân cần phải được điều trị ngay bằng kháng sinh. Đặc biệt người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai chân sưng to bất thường. Có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu. Trong khi đó, huyết khối tĩnh mạch sâu gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Thậm chí dẫn tới tử vong. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu dựa trên lâm sàng kết hợp với siêu âm.

Dấu hiệu chính là đột ngột thấy sưng đau ở chân, đùi, đau tăng khi đứng, kèm theo sốt nhẹ. Nhưng cũng có thể chưa biểu hiện gì. Nếu không được điều trị, cục máu đông hoàn toàn có thể di chuyển lên cao. Gây tắc mạch phổi và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Người bệnh cần lưu ý một số dấu hiệu sớm của tắc mạch phổi như khó thở, đau khi thở, ho (hoặc ho ra máu), nhịp tim nhanh.

phòng bệnh cho người lớn tuổi
Bệnh có nguy hiểm?

Cách phòng bệnh cùng phương pháp điều trị

Dự phòng và điều trị giãn tĩnh mạch chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt. Kết hợp với các phương pháp y học. Bệnh nhân nên đi tất y tế chuyên dụng, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Tránh ngồi hoặc đứng lâu, kê cao chân khi ngồi và ngủ. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch vẫn không thay đổi nhiều. Ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cần tới điều trị tại các trung tâm chuyên khoa tim mạch.

Sử dụng tất y tế: Đây là phương pháp không dùng thuốc rất thông dụng và hiệu quả. Loại tất này tạo ra áp lực lên từng phần của chân. Phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch đi về tim. Đồng thời làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối. Do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra. Tác dụng làm khép kín các van tĩnh mạch và tạo áp lực phù hợp là hai đặc tính quan trọng nhất của tất y tế. Mà không loại thuốc nào thể thay thế được.

Để ngăn chặn máu ứ trệ ở chân, vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bệnh nhân nên đi tất ngay lúc đang nằm. Và sử dụng cả ngày. Ngoài ra, với những bệnh nhân nặng hơn, còn một số phương pháp điều trị khác như tiêm xơ tĩnh mạch (kéo dài 4 đến 6 tuần, sau đó kết hợp với dùng tất y tế). Đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch. Hay phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Các phương pháp này đều có tính hiệu quả và an toàn cao, được sử dụng rộng rãi, góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

97 − 88 =

error: Content is protected !!