Những điều cơ bản cần biết để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ

0 0
Read Time:4 Minute, 23 Second

Tiêu chảy là căn bệnh có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Cơ bản nhất vẫn là hệ tiêu hóa và hệ bài tiết ở người. Đây là một căn bệnh không thể xem thường vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh. Đặc biệt là ở trẻ em, khả năng mắc bệnh là vô cùng cao. Nếu không được nhận biết và chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Về lâu dài, sẽ gây nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng đến tính mạng. Hôm nay, hãy cùng leviliu.com tìm hiểu cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ nhé.

Là bệnh thường gặp ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Bình quân mỗi trẻ em dưới ba tuổi mắc từ một đến ba đợt tiêu chảy trong một năm. Vậy, cách phòng ngừa và trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào. Căn bệnh này là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho trẻ dưới hai tuổi ở các nước đang phát triển.

Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ em mắc tiêu chảy do khá nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng thường gặp nhất là ruột của trẻ em bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, một số trẻ bị tiêu chảy do dị ứng với thức ăn. Trẻ ăn trúng thức ăn bị ôi thiu, thực phẩm không hợp vệ sinh. Trẻ không dung nạp thức ăn hoặc chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi…

Phân loại và sự nguy hiểm cửa bệnh

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Trẻ đi vệ sinh liên tục

Bệnh được chia thành tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính trong đó phần lớn trẻ em bị tiêu chảy cấp. Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần và có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra bệnh cũng làm rối loạn các chất trong cơ thể khiến các cơ quan bị rối loạn hoạt động.

Tác hại và những biến chứng khôn lường

Khi tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài có thể khiến bệnh tiêu chảy khó kiểm soát và dẫn đến tử vong. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong. Điểm lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bệnh?

Bù lại lượng nước đã mất cho trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú thì cần cho bú nhiều hơn. Cho trẻ uống thêm trong dung dịch bù nước sau mỗi lần đi ngoài hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ thường xuyên và nhiều hơn. Những trẻ lớn có thể tăng khẩu phần ăn so với bình thường. Nếu trẻ bị nôn ói thì khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để trẻ có thể hấp thu và tiêu hóa được. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Cách phòng tránh giúp trẻ ngăn ngừa bệnh

  • Bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước uống từ mười đến mười bốn ngày.  Kẽm giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy đồng thời làm giảm nguy cơ mắc lại bệnh sau khi đã chữa khỏi.
  • Các bậc phụ huynh nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất sáu tháng đầu đời. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm của trẻ.
  • Dùng nguồn nước sạch, vệ sinh khi nấu ăn hoặc cho trẻ uống nước. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho trẻ trước và sau ăn.
  • Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng và uống phòng tiêu chảy rota. Như vậy bạn mới có thể yên tâm trước căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
  • Cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế nếu trẻ không ăn uống được, bỏ bú, sốt cao, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

Qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình những thông tin vô cùng hữu ích rồi. Bài viết là những chia sẻ kiến thức về cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy điều này là bổ ích. Các bậc cha mẹ cần nắm những thông tin này để có thể chăm sóc con cái mình tốt hơn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 8 =

error: Content is protected !!