Những công dụng tuyệt vời của hoa đu đủ đực trong chữa bệnh

0 0
Read Time:8 Minute, 2 Second

Đu đủ là một loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng và sự thơm ngon của nó. Nhưng hầu như ai ai cũng chỉ tận dụng phần quả của cây mà bỏ đi mất phần hoa của nó. Thực chất thì hoa đu đủ nhất là hoa đực có nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe của chúng ta mà ít ai có thể biết đến. Và bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn chế biến những món ăn làm từ hoa đu đủ đực rât bổ dưỡng cho cơ thể.

Hoa đu đủ đực là gì?

Tất cả chúng ta đều nhận thức được lợi ích sức khỏe của đu đủ. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết rằng hoa và lá đu đủ đều tốt cho sức khỏe không kém. Và được biết đến với những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Hoa đu đủ đực được dùng để tiêu thụ vì nó có giá trị dinh dưỡng cao. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của việc ăn hoa đu đủ đực.

Hoa đu đủ đực chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao. Mặc dù chúng có vị đắng nhưng vẫn có nhiều công thức nấu ăn khác nhau được chế biến một cách ngon lành và được ăn như rau và món ăn phụ. Những bông hoa này đã được sử dụng để kiểm soát một số bệnh tật bởi tổ tiên của chúng ta.

Sau khi tiêu thụ hoa, người ta đã thấy sự thay đổi đáng kể về mức độ insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Những loại hoa này có thể ổn định huyết áp cao; ngăn ngừa các bệnh tim và nhiều bệnh tật khác. Sau khi dùng hoa hòe, bệnh nhân nhận thấy sự cải thiện đáng kể ở bản thân. Thỉnh thoảng bổ sung hoa đu đủ vào chế độ ăn uống cũng có lợi để tận dụng lợi ích của nó, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khỏe.

Hoa đu đủ đực là gì?
Hoa đu đủ đực chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Những đặc điểm

Tên gọi: Cây đu đủ đực có tên khoa học đầy đủ là Carica papaya, cây thuộc họ đu đủ Papayaceae. Trong đông y cây đu đủ còn có tên gọi khác là: Cà là, phan qua thụ…

Đặc điểm của cây: Cao từ 1-3m và thường mọc thẳng đứng theo một ngọn duy nhất. Nếu ngọn chính bị gãy sẽ sinh ra 2-3 ngọn khác. Phiến lá dài, có từ 5-7 thuỳ hình chân vịt và có cuống dài. Đu đủ được thường có ít quả hoặc không có quả, nếu có quả thường rất nhỏ. Hạt có màu trắng nhạt và nổi khi ngâm trong nước.

Đặc điểm của hoa đu đủ đực: Hoa có màu trắng, đài nhỏ, nhuỵ vàng và có 5 cánh. Cuống hoa dài và thường mọc thành chùm, có mùi thơm. Trong các bộ phận có thể làm thuốc được bao gồm: quả, hoa, lá và cành thì hoa đu đủ đực được dùng phổ biến hơn cả.

Thành phần dinh dưỡng của hoa đu đủ đực bao gồm: Axit gallic, beta carotene, canxi, đạm, carbohydrate, phenol, phosphorus, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin E và tannin.

Thành phần hóa học của Hoa đu đủ đực

Thành phần vô cơ

Người ta thấy hoa Đu đủ đực chứa các nguyên tố đa lượng cũng như vi lượng: Kali (K), Natri (Na), Mangan (Mn), Magie (Mg), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Canxi (Ca), … với tỷ lệ khác nhau. Trong đó, Kali là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nó giúp chuyển hóa protein và carbohydrate. Natri rất cần thiết trong việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể và hỗ trợ duy trì cân bằng toan kiềm và cân bằng nước trong cơ thể.

Sự thiếu hụt của Magie có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan của cơ thể con người. Hàm lượng canxi trong hoa cho giá trị 9,32 mg/g. Canxi cần thiết cho răng, xương và máu khỏe mạnh. Hàm lượng canxi trong hoa cho thấy khả năng sử dụng chúng để điều trị bệnh thiếu Canxi. Kẽm và Sắt là chất dinh dưỡng vi lượng cho cơ thể sống. Kẽm cần cho sự chắc khỏe của móng và các quá trình chuyển hóa. Sắt cần cho tạo máu. Nó liên kết với hemoglobin trong cơ thể giúp chuyển oxy từ phổi đến các mô tế bào.

Tác dụng

Chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol

Kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường:  Đây lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất của hoa đu đủ đực. Uống nước sắc hoa đu đủ đực giúp làm tăng lượng insulin nhờ đó ổn định đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Bản thân người bệnh cũng sẽ thấy rõ sự thay đổi khi sử dụng.

Chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu cho người bị tiểu đường

Trong hoa đu đủ đực có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E và folate (vitamin B9) có đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol và quá trình oxy hoá. Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hoá trong hoa đu đủ như beta carotene, phenol, axit gallic góp phần hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Beta carotene trong hoa còn có công dụng bổ máu, thông mạch giúp điều hoà tim mạch. Và góp phần giữ sức khỏe trái tim.

Thực phẩm giúp giảm cân: Ngoài vitamin A, vitamin B, vitamin C hoa đu đủ đực còn chứa nhiều chất xơ. Từ đó giúp giảm cảm giác thèm ăn, cảm giác đói cho những người thừa cân. Tuy nhiên, cần có một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý và khoa học. Để có được hiệu quả giảm cân tối ưu nhất.

Điều trị một số vấn đề đường hô hấp

Chiết xuất từ hoa trộn với mật ong được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp. Như ho, đau rát cổ họng và khản tiếng thay vì sử dụng kháng sinh. Từ lâu, trong dân gian đã có nhiều bài thuốc sử dụng hoa đu đủ đực. Để chữa ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, phổ biến nhất là bài thuốc trưng cách thuỷ hoa đu đủ đực với mật ong/đường phèn. Sau đó chắt lấy phần nước cốt để sử dụng từ 3-4 lần/ngày. Thêm vào đó cũng có thể thêm lá hẹ và hạt chanh tươi vào trong thành phần của bài thuốc trên. Với cách làm và sử dụng tương tự.

Có tác dụng giảm đau: Tương tự với bài thuốc giảm đau, pha chế một nắm hoa đu đủ đực với một thìa đầy mật ong vào một cốc nước nóng. Sau khi để nguội sử dụng từ 3-4 lần/ngày, điều này giúp giảm đau tức thì.

Hoa đu đủ có thể chế biến những gì?

Một số cách chế biến hoa đu đủ đực gồm có:

Hoa đu đủ đực xào tỏi: Nguyên liệu gồm tỏi băm, hoa đu đủ đực vừa đủ số lượng người ăn. Cách thực hiện: đun sôi nước rồi đổ hoa vào luộc trong khoảng 30-35 phút, sau đó vớt hoa ra và rửa lại với nước lạnh để làm giảm độ đắng. Vò nát phần hoa sau đó trộn với gia vị và để ngấm trong 3 phút. Đổ hoa sau khi đã ngấm gia vị vào chảo phi dầu, đảo đều cho đến khi chín; sau đó cho tỏi băm nhỏ vào đảo nhanh rồi tắt bếp.

Nộm hoa đu đủ đực: Món ăn thường được chế biến bởi người dân vùng Tây Bắc và đặc biệt được ưa chuộng. Nguyên liệu bao gồm: hoa, lá đu đủ non, sả, ớt, mắc khén, tỏi và cà rừng. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho hoa, lá đu đủ cùng với cà rừng vào luộc và khoảng 5 phút. Sau đó, vớt nguyên liệu ra rửa nhiều lần với nước lọc. Để giảm độ ngái và đắng của hoa đu đủ sau khi rửa sạch cần phải vắt thật khô trước khi đem chế biến. Sau khi vắt khô, trộn đều nguyên liệu với muối, sả, ớt, tỏi, mùi tàu và mắc khén giã nhỏ. Sau khi trộn đều có thể sử dụng được ngay.

Hoa đu đủ có thể chế biến những gì?
Hoa đu đủ đực có thể chế biến được nhiều món ăn

Lưu ý

Nếu chỉ sử dụng vừa phải thì sẽ không gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, ngay cả đu đủ chín. Sắc tố có thể gây vàng da mặc dù không gây nguy hiểm. Trong một số nghiên cứu trên động vật, chiết xuất dung dịch nước cây đu đủ có thể gây vô sinh tạm thời. Và chu kỳ động dục có thể bị xáo trộn. Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng vì chiết xuất papain trong đu đủ. Gây tác dụng sẩy thai trên động vật bằng việc phá vỡ cấu trúc protein cần thiết đối với trứng mới thụ tinh. Liều cao papain trong đu đủ có thể gây độc đến thai nhi.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + 4 =

error: Content is protected !!