Các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa viêm não mô cầu ở trẻ

0 0
Read Time:4 Minute, 45 Second

Não là một cơ quan cực kỳ quan trọng của con người. Là bộ phận điều khiển chi phối toàn bộ hoạt động của cơ thể. Vì thế, nếu cơ quan này bị tổn thương con người sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ nguy kịch. Nói đến đây mới thấy được, căng bệnh viêm não mô cầu là nguy hiểm đến nhường nào. Ở trẻ nhỏ, căn bệnh còn kinh khủng hơn gấp bội. Nó có thể làm trẻ rơi vào hôn mê hoặc tệ hơn có thể dẫn đến tử vong. Hôm nay, hãy cùng leviliu tham khảo các phương pháp giúp ngăn ngừa viêm não mô cầu ở trẻ nhé.

Những tác động từ bên ngoài

Khi thời tiết chuyển mùa thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh cần cẩn thẩn giữ gìn sức khỏe cho trẻ, nhất là bệnh nhiễm não mô cầu đang xảy ra vài ca rải rác ở nước ta hiện nay.

Nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria Meningitidis gây ra, đây là loại vi khuẩn thường trú ở vùng hầu họng khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho con người. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Trẻ nhỏ có  nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Điều kiện thuận lợi dẫn đến phát bệnh

Dấu hiệu trẻ bị viêm não mô cầu
Trẻ sốt khi bị viêm não mô cầu
  • Thời tiết khí hậu cuối mùa khô, đầu mùa mưa thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh nhanh và gây bệnh cho con người.
  • Mật độ dân cư đông đúc chật chội như nhà trẻ, trường học, ký túc xá sinh viên, hồ bơi công cộng, trại lính tân binh… càng dễ lan truyền dịch bệnh não mô cầu. Thành thị thường dễ bị bệnh hơn vùng nông thôn.
  • Điều kiện sinh sống ẩm thấp, chật chội và kém vệ sinh cũng làm cho bệnh dễ lây lan.

Phân loại bệnh và những dấu hiệu nhận biết

Hai bệnh cảnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng huyết do não mô cầu với những biểu hiện đặc hiệu như sau:

Viêm màng não mô cầu

  • Bệnh nhân sốt cao đột ngột 39oC-40oC.
  • Bệnh nhân đau đầu dữ dội, nhất là vùng trán và sau gáy, nôn và buồn nôn làm trẻ ăn uống khó khăn hoặc thậm chí làm trẻ bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi, lừ đừ.
  • Dấu hiệu cổ cứng thường đặc trưng cho tình trạng viêm màng não. Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu thóp phồng khá đặc trưng.

Nhiễm trùng máu não mô cầu

Trẻ khóc khi bị bệnh
Trẻ đau vùng đầu khi bị bệnh
  • Bệnh nhân sốt cao đột ngột 39oC-40oC, ớn lạnh, rét run, nhức đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt đau nhiều ở sống lưng và hai chân. Bệnh nhân có mạch nhanh, thở nhanh và có thể có huyết áp thấp.
  • Hình ảnh đặc sắc nhất là tử ban, trong vòng một hai ngày sau sốt. Tử ban có đặc điểm là màu đỏ hoặc tím thẫm.
  • Bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1-2 mm đến vài cm. Bề mặt bằng phẳng không gồ lên mặt da, có khi có hoại tử vùng trung tâm.
  • Vị trí tử ban phân bổ khắp người, nhiều nhất ở vùng nách, hông, quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân). Đôi khi tử ban có dạng bóng nước (nốt phỏng) hoặc lan tràn rộng lớn như hình bản đồ.
  • Cả hai thể bệnh nêu trên rất nguy hiểm, có thể diễn tiến theo chiều hướng nặng rất nhanh và có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

Các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ

Để phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý và thực hiện:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ tốt: khuyến khích trẻ lớn và người lớn xúc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối loãng (nước muối sinh lý), rửa tay sạch sẽ đúng cách, mang khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng, che miệng khi ho, khi hắt hơi…
  • Giữ vệ sinh nơi sinh sống: tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và giữ khoảng cách tối thiểu an toàn giữa các giường ngủ là phải 1,5m để hạn chế sự lây truyền bệnh.
  • Tiêm chủng bằng vắc-xin là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả và chủ động bằng thuốc chủng ngừa não mô cầu sẵn có tại Việt Nam.

Qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình những thông tin đầy bổ ích rồi. Bài viết nói về những phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa viêm não mô cầu cho trẻ. Hy vọng các bạn cảm thấy bài viết này thật sự hữu ích đối với mình. Thiết nghĩ, những điều này các bậc cha mẹ cần biết để chăm sóc con cái của mình tốt hơn. Qua đó giúp bảo vệ con mình an toàn và phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu các bạn thấy bạn viết hay, đừng quên like và chia sẻ bài viết ngay nhé. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

94 − 90 =

error: Content is protected !!